NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT?

Kinh nguyệt rối loạn là tình trạng kỳ nguyệt san ra nhiều hoặc ít hơn so với mức bình thường (80-120ml/chu kỳ). Quá trình hành kinh không như bình thường, kinh nguyệt sẽ có những dấu hiệu như: vòng kinh từ 22 – 35 ngày, trung bình là 28 – 30 ngày. Thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày.
chậm kinh
Do có thai

Kinh nguyệt đến chậm là tín hiệu cơ bản của việc bạn đã mang thai, khi thời điểm hành kinh vượt quá chu kỳ bình thường 7 ngày trở lên thì được xếp vào trình trạng bất thường, nên kịp thời tới bệnh viện để kiểm tra.

Kiểm tra sơ bộ HCG trong nước tiểu để xem có thai hay không

Chỉ số đề suất:
Độ chính xác:

Kiểm tra sơ bộ HCG trong nước tiểu để xem có thai hay không

Chỉ số đề suất:
Độ chính xác:

Siêu âm và xác định kích thước và vị trí túi thai.

Chỉ số đề suất:
Độ chính xác:
rối loạn

Chu kỳ kinh nguyệt hoặc lượng kinh bất thường, đau bụng dưới trước và trong thời gian hành kinh cùng các triệu chứng toàn thân. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do cơ địa hoặc rối loạn chức năng. Song nhiều bệnh như bệnh về máu, cao huyết áp, bệnh gan, bệnh nội tiết, sảy thai, thai ngoài tử cung, viêm đường sinh sản, bệnh ung thư (ung thư buồng trứng,u xơ tử cung ) cũng có thể gây ra tình trạng trên.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra kinh nguyệt bất thường, chị em nên đến cơ sở y tế để kiểm tra càng sơm càng tốt.

bacsi

Triệu chứng của kinh nguyệt không đều

KINH SỚM

Nếu kinh nguyệt thường đến sớm từ 7 ngày trở lên, và thậm chí có kinh hai lần trên tháng gọi là kinh sớm. Nếu kinh nguyệt chỉ ra sớm hơn 3-5 ngày , và không có triệu chứng gì khác thì được xem là bình thường. Kinh nguyệt chỉ thi thoảng đến sớm một lần thì không được xem là kinh sớm. Trường hợp bị kinh sớm trong thời gian dài có thể là do viêm nhiễm bộ phận sinh dục, ung thư, hoặc rối loạn nội tiết. Phân tích dưới góc độ của các chuyên gia: kinh sớm có thể là nguy cơ của một số bệnh tiềm ẩn. Kinh sớm có thể dẫn tới bệnh thiếu máu, sảy thai, ảnh hưởng đến khả năng mang thai, cần được điều trị kịp thời.

CHẬM KINH

Chu kì kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau , nếu kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn khoảng 7 ngày đổ lại vẫn thuộc phạm vi cho phép. Nhưng nếu từ 7 ngày trở lên mà vẫn chưa có kinh nguyệt gọi là chậm kinh. Chậm kinh có hai lý do: 1.có thai, 2. kinh nguyệt không đều. Nếu thường xuyên có tình trạng như vậy, nên đi khám tìm ra nguyên nhân, bởi vì chậm kinh thường là tiền thân của một số bệnh phụ khoa. Phân tích dưới góc độ của các chuyên gia: khi bị chậm kinh đầu tiên cần xem xét xem có thai không. Nếu không có thai, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra kịp thời, đó có thể là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang (sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này).

LƯỢNG KINH ÍT

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nhưng lượng kinh giảm đáng kể,thậm chí chỉ ra vào giọt. Nếu dùng số lượng sử dụng băng vệ sinh để đo lường, mỗi lần có kinh nguyệt không dùng hết 1 gói băng vệ sinh, chứng tỏ lượng kinh quá ít. Lượng kinhít có thể do một số nguyên nhân sau: thiếu máu, âm hư, huyết ứ, tắc mạch máu, đờm, ngoài ra cũng có thể do rối loạn nội tiết hoặc tổn thương nội mạc tử cung gây ra. Phân tích dưới góc độ của các chuyên gia: tình trạnglượng kinh ít có liên hệ chặt chẽ với bệnh suy buồng trứng sớm, vô kinh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ, cần được điều trị kịp thời.

LƯỢNG KINH NHIỀU

Nếu lượng kinh nguyệt ra quá nhiều, băng vệ sinh rất nhanh bị thấm ướt, thậm chí còn chảy nhỏ giọt theo chân. Lượng kinh nguyệt ra nhiều có thể là biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm cơ quan sinh dục, u xơ tử cung. Đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh toàn thân như: thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, thiếu máu ác tính, cao huyết áp. Phân tích dưới góc độ của các chuyên gia: lượng kinh nguyệt nhiều có thể là do lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, u xơ tử cung. Đôi khi lượng kinh nguyệt nhiều còn kèm theo cục máu đông.

KINH THƯA

Kinh thưa là chỉ chu kì kinh nguyệt quá dài, từ 35 ngày trở lên. Chu kì kinh nguyệt được chia làm 2 loại: chu kì có rụng trứng và chu kì không rụng trứng. Trong chu kì có rụng trứng, do kinh thưa thời gian nang buồng trứng chín bị kéo dài làm cho trứng rụng không theo đúng thời gian, từ đó ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Trong chu kì không có rụng trứng, chức năng rụng trứng bị khống chế, nang không phát triển cũng ảnh hưởng đến việc mang thai. Phân tích dưới góc độ của các chuyên gia:kinh thưa cũng có thể là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng buồng trứng đa nang sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ, tuy nhiên đối với phụ nữ không có nhu cầu sinh sản thì không ảnh hưởng gì lớn.

VÔ KINH

Kinh nguyệt liên quan tới các cơ quan như tử cung, buồng trứng, tuyến yên và vùng dưới đồi, bất kì một cơ quan nào xảy ra trở ngại đều liên quan đến kinh nguyệt.Phụ nữ bị vô kinh trong độ tuổi sinh sản sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phụ nữ ở độ tuổi hết sinh sản có thể dẫn tới teo tử cung hoặc chức năng sinh lý không đầy đủ. Phân tích dưới góc độ của các chuyên gia: vô kinh gây ra tác hại rất lớn cho phụ nữ, đặc biệt làphụ nữ có nhu cầu sinh sản. Có rất nhiều nguyên nhân gây vô kinh, cần căn cứ vào tình trạng của mỗi cá nhân.

RONG KINH

Kinh nguyệt của phụ nữ ra nhiều hơn 7 ngày, thậm chí kéo dài hai tuần gọi là rong kinh. Bệnh thường liên quan tới các bệnh như xuất huyết tử cung do rối loạn chức năng buồng trứng khi trứng rụng, viêm nội mạc tử cung.Rong kinh kéo dài sẽ dẫn tới mất máu,sẽ ảnh hưởng đến rụng trứng của phụ nữ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phân tích dưới góc độ của các chuyên gia: rong kinh chủ yếu là do tổn thương ở tử cung, u xơ, u nang, huyết ứ.

KINH NGUYỆT CÓ MÀU SẮC THẤT THƯỜNG

Máu kinh nguyệt ở một người phụ nữ khỏe mạnh sẽ có màu đỏ thẫm, không đặc, hơi dính, có thể có cục nhỏ dính mầu trắng (với phụ nữ đã sinh con có thể ra những cục máu nhỏ), máu kinh mùi hơi tanh như mùi máu. Nếu máu kinh nguyệt có màu khác so với ở trên nói lên tình trạng sức khỏe của bạn không ổn định.

Tác hại của kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều ở mỗi độ tuổi sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau, phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh , điều trị triệu chứng.

tác hại 1
dậy thì
dậy thì

12 - 20 tuổi

Kinh nguyệt không đều ở giai đoạn dậy thì chủ yếu do không có trứng rụng, sự tiết của gonadotropin hoặc hormone buồng trứng hoặc sự điều chỉnh mang tính tạm thời. Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì có thể dẫn tới đau đầu, đau bụng kinh, vv, cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

tác hại 2
thanh thiếu niên
thanh thiếu niên

20 - 30 tuổi

Phụ nữ có kinh nguyệt không đều trong độ tuổi này, da thường nổi đốm, lỗ chân lông to, thô ráp, mụn trứng cá và các triệu chứng không phổ biến khác. Ngoài ra, phụ nữ có nhiều độc tố tích tụ trong cơ thể, không thuận lợi cho việc bài tiết độc tố ở buồng trứng và tử cung, dễ dẫn đến vô sinh.

tác hại 3
thanh trung niên
thanh trung niên

30 - 40 tuổi

Phụ nữ có kinh nguyệt không đều ở độ tuổi này sẽ xuất hiện rối loạn nội tiết, chẳng hạn như kinh nguyệt không đều, nổi tàn nhang, đồi mồi, khô âm hộ, giảm ham muốn tình dục, xuất hiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

tác hại 4
trung niên
trung niên

40 - 50 tuổi

Hơn 90% phụ nữ tuổi trung niên gặp rối loạn kinh nguyệt dẫn đến hàng loạt các rối loạn về sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm phái đẹp đang cận kề thời kỳ mãn kinh.

tác hại 5
55 tuổi trở lên
55 tuổi trở lên

55 tuổi trở lên

Vào thời điểm này, các chức năng thận của phụ nữ giảm đáng kể, buồng trứng teo cơ bản.

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KINH NGUYỆT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ

điều trị rối loạn kinh nguyệt đơn thuần

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc cho khoa học

  • Cân bằng lại chế độ sinh hoạt và làm việc

  • Thả lỏng tinh thần, sắp xếp cho bản thân thời gian nghỉ ngơi thư giãn.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bệnh lý

  • Kiểm tra tỉ mỉ

    Cùng một biểu hiện kinh nguyệt nhưng tình trạng và mức độ mỗi người mỗi khác. Vậy nên phòng khám kiểm tra toàn diện như: soi âm đạo, soi ổ bụng, soi buồng tử cung, kiểm tra mức độ estrogen và progestrogen.

  • Sàng lọc phương pháp tối ưu

    Căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà áp dụng các phương pháp và liệu trình riêng biệt. Tuy nhiên, các bước điều trị thông thường là: điều trị vật lý dung hợp, điều trị bằng thuốc, điều chỉnh tâm lý người bệnh.

DMCA.com Protection Status Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa Thành Đức 2017