Bệnh vùng chậu

Lượt xem: 8633
Đánh giá :
Điểm trung bình: 5.3 / 10 ( 148 lượt đánh giá )

Ngày nay, người phụ nữ tham gia hoạt động tình dục nhiều hơn và thường xuyên mặc quần jeans bó sát nên nguy cơ mắc bệnh ở vùng xương chậu, viêm vùng chậu cũng tăng lên.

benh-vung-chau

(Khi bị căng cơ vùng xương chậu, người bệnh có thể cảm thấy như có áp lực hoặc đau nhức trong xương chậu. Ảnh minh họa)

Nếu như trước đây, khi bị đau vùng xương chậu, người phụ nữ thường được chẩn đoán mắc một bệnh nào đó thì ngày nay, dấu hiệu đau ở vùng xương chậu có thể cảnh báo nhiều hơn một bệnh ở người phụ nữ.

4 bệnh vùng chậu khiến chị em đau đớn

Nếu một ngày bạn phát hiện ra mình bị đau vùng xương chậu (vùng khung xương chậu), đừng nghĩ rằng mình chỉ bị bệnh đau nhẹ. Suy nghĩ đó đã không hợp với thời điểm hiện tại nữa.
Bởi vậy, bạn nên nắm được các triệu chứng phổ biến của các bệnh thường gặp liên quan đến hiện tượng đau vùng xương chậu.

Đau vùng xương chậu có thể là triệu chứng của các bệnh như lạc nội mạc tử cung, viêm bàng quang kẽ, căng cơ vùng xương chậu, sung huyết xương chậu... Bởi vậy, bạn nên nắm được các triệu chứng phổ biến của các bệnh này để còn kịp thời phát hiện và điều trị.

1. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Theo thống kê được đăng tải trên website của Tổ chức Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung thế giới: cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những nội mạc tử cung bong ra thành mảng nhỏ) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung đọng lại ở những nơi này và cứ thế mà phát triển, nên gọi là lạc nội mạc tử cung.

Triệu chứng: Chuột rút nghiêm trọng, thường trùng với chu kỳ kinh nguyệt của bạn, đau tỏa ra lưng, xương chậu và chân.

Phương pháp chẩn đoán: Phẫu thuật nội soi (thủ tục phẫu thuật xâm lấn tối thiểu) và làm sinh thiết (lấy các mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi).

Điều trị: Điều trị bằng thuốc để thu nhỏ mô nội mạc tử cung. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ hoặc phá hủy tăng trưởng nội mạc tử cung. Trong trường hợp nặng, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung.

2. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là một hội chứng đau bàng quang và là một bệnh mãn tính rất hay gặp ở phụ nữ. Bệnh có thể được gây ra bởi một sự cố của mucin - các tế bào trên bề mặt của bàng quang có tác dụng bảo vệ bàng quang khỏi axit. Viêm bàng quang kẽ có thể ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng: Cũng có nhiều triệu chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, người bị bệnh viêm bàng quang kẽ thường có các biểu hiện như liên tục muốn đi tiểu, mỗi lần đi rất ít nước tiểu, đau ở vùng xương chậu hoặc giữa âm đạo và hậu môn (ở phụ nữ), đau xương chậu trong quá trình giao hợp, đau vùng xương chậu mãn tính...

Phương pháp chẩn đoán: Sau khi loại trừ những bệnh có triệu chứng tương tự, bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu của bạn để xác định có phải nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bàng quang, trong trường hợp cần thiết sẽ phải làm cả sinh thiết để chẩn đoán khả năng ung thư.

Điều trị: Tùy vào mức độ viêm mà bác sĩ có thể chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân là uống thuốc hoặc phẫu thuật.

3. Căng cơ vùng xương chậu

Nhiều vấn đề, cả về thể chất (chẳng hạn như sinh con khó khăn) và tình cảm, có thể dẫn đến căng cơ mãn tính trong các cơ sàn chậu.

Triệu chứng: Khi bị căng cơ vùng xương chậu, người bệnh có thể cảm thấy như có áp lực hoặc đau nhức trong xương chậu, cảm giác nóng đốt, ngứa và đau ở âm đạo hay niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang).

Phương pháp chẩn đoán: Bác sĩ sẽ làm các kiểm tra vật lý quanh vùng vùng chậu.

Điều trị: Các phương pháp điều trị hiệu quả nhất liên quan đến sàn chậu là vật lý trị liệu. Hãy nghĩ về nó như là một bài tập thể dục cho âm đạo, giúp ngăn chặn sự co thắt ở các cơ vùng này.

4. Sung huyết vùng chậu

Sung huyết vùng chậu hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch gây đau xương chậu. Giống như giãn tĩnh mạch ở chân, các van trong tĩnh mạch trở nên yếu và không đóng đúng cách, do đó, bể máu, gây áp lực và đau đớn. Sung huyết vùng chậu thường xảy ra các cơn đau khi bạn ngồi hoặc đứng.

Triệu chứng: Nhói đau ở xương chậu, thường được mô tả như là một cảm giác "nặng nề". Đau nhẹ vào buổi sáng và càng tồi tệ hơn trong suốt cả ngày. Cơn đau sẽ giảm khi bạn nằm xuống hoặc áp dụng nhiệt.

Phương pháp chẩn đoán: Bác sĩ sẽ đo kích thước của tĩnh mạch bất thường và tốc độ của dòng máu chảy để chẩn đoán bệnh.

Điều trị: Giải pháp cắt bỏ tử cung, trong đó có buồng trứng và các tĩnh mạch bị ảnh hưởng đã được chứng minh là liệu pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thử phương pháp thu nhỏ tĩnh mạch cho bệnh nhân. Trong trường hợp phương pháp này không có hiệu quả thì mới phẫu thuật.

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Bệnh viêm vùng chậu là gì?
Bệnh viêm vùng chậu là gì?
Viêm vùng chậu là nhiễm trùng hệ sinh dục nữ. Nhiễm trùng lan rộng...
Các triệu chứng bệnh Viêm Vùng Chậu
Các triệu chứng bệnh Viêm...
Nếu bạn có những triệu chứng sau hãy đến khám bác sĩ: - Đau bụng...
Nguyên nhân gây bệnh Viêm Vùng Chậu ở nữ giới.
Nguyên nhân gây bệnh Viêm...
Viêm vùng chậu thường xảy ra ở những chị em có quan hệ tình dục...
Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu là bệnh lý phụ khoa thường gặp...
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Viêm Vùng Chậu
Triệu chứng và dấu hiệu...
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Viêm Vùng Chậu thường cảm thấy...
Cách chữa bệnh Viêm Vùng Chậu
Cách chữa bệnh Viêm Vùng...
Giới thiệu về bệnh viêm vùng chậu Bạn có biết bệnh viêm vùng...