Rối loạn kinh nguyệt

Lượt xem: 6863
Đánh giá :
Điểm trung bình: 5.4 / 10 ( 72 lượt đánh giá )

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh.

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh.

roi-loan-kinh-nguyet

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21 - 35 ngày, trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150ml.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức kinh thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

Những nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt là gì?

Có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là: stress (nghĩa là trong cuộc sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ…), rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều), nhiễm khuẩn (ví dụ bị viêm cổ tử cung), lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân (có thể mất nhiều mỡ), thai ngoài tử cung.

Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem xét như: bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.

Những rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Chu kỳ kinh ngắn, nhiều, kéo dài: chu kỳ kinh nguyệt quá ít  hơn 21 ngày gọi là “chu kỳ kinh ngắn”, ngày hành kinh kéo dài 7 ngày gọi là “kỳ kinh kéo dài”.

Còn về lượng kinh thì thông thường chỉ có thể dựa vào số băng vệ sinh dùng để phán đoán. Nếu máu hành kinh chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn; sau chu kỳ kinh, mức độ huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) thì được coi là lượng kinh nguyệt nhiều.

Xuất huyết không theo quy luật: kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là dăm ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.

Xuất huyết giữa kỳ kinh: thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).

kinh nguyệt thưa, ít: chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít (dân gian còn gọi máu bồ câu).

Vô kinh: chỉ kinh nguyệt ngừng từ 6 tháng trở lên.

Thống kinh: trong thời kỳ kinh nguyệt, bụng dưới đau dữ dội, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt. Trước khi vào viện, nếu người bệnh đã uống một loại thuốc gì và liều lượng ra sao thì cần phải nói rõ với bác sĩ, bởi vì có một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể.

Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…

Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?

Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi rối loạn kinh nguyệt?

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt, bò, trứng, sữa, pho mát…

Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt…

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Trên đây là những thông tin cơ bản và bổ ích của các chuyên gia phòng khám Phụ Khoa Hưng Thịnh về "Rối loạn kinh nguyệt".

Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc có thể nhận tư vấn trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh. Bạn cũng có thể gọi điện đến đường dây nóng: 0386977199 hoặc nhận tư vấn trực tiếp qua yahoo.

Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh Hà Nội là một phòng khám quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, với đội ngũ các bác sĩ chuyên nghiệp, phương pháp điều trị tiên tiến nhất trong lĩnh vực y tế hiện nay.

Địa chỉ Phòng khám Phụ Khoa Hưng Thịnh: 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Những biểu hiện thường gặp trong thời kỳ hành kinh
Những biểu hiện thường...
Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cho biết kinh nguyệt là...
Những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều
Những nguyên nhân dẫn đến...
Kinh nguyệt không đều là tình trạng thay đổi chu kỳ, màu sắc,...
Kinh nguyệt
Kinh nguyệt
Kinh nguyệt là sự kiện sau cùng của một chuỗi dài những diễn biến...
Cách phòng bệnh kinh nguyệt không đều
Cách phòng bệnh kinh nguyệt...
Kinh nguyệt không đều - một số nguyên nhân và cách phòng bệnh...
Màu kinh nguyệt
Màu kinh nguyệt
Màu kinh nguyệt: Kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật,...
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt bình...
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường: Câu hỏi của hầu hết chị em đặt ra...