Ra nhiều khí hư khi mang bầu

Lượt xem: 11780
Đánh giá :
Điểm trung bình: 5.4 / 10 ( 132 lượt đánh giá )

Ra nhiều khi hư khi mang bầu là hiện tượng bình thường và phổ biến ở các bà bầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trong một số trường hợp ra nhiều khí hư bất thường lại là dấu hiện cảnh báo căn bệnh nào đó. Thậm chí, có trường hợp thai phụ bị vỡ ối mà lại nghĩ là khí hư ra nhiều, đến lúc phát hiện ra thì đã không kịp.

Ra nhiều khí hư khi mang bầu

Bạn Ngọc Thảo (23 tuổi, Nam Định) tâm sự: “Em đã kết hôn và hiện đang mang thai con đầu lòng, thai nhi đã được 3 tháng rồi. Thời gian gần đây, em thấy mình ra rất nhiều khí hư, vùng kín lúc nào cũng ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu. Có lần khí hư ra quá nhiều mà em tưởng là bị vỡ ối. Tuy nhiên, vì là lần mang thai đầu tiên nên em không biết hiện tượng này có bình thường hay không và có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.”

Chị Trịnh Tâm (27 tuổi, Hà Nội) thắc mắc: “Tôi đã bị xảy thai một lần rồi, nên lần mang thai này tôi rất cẩn thận. Tôi thường xuyên đi khám thai định kỳ, một mặt là để theo dõi sự phát triển của thai nhi, một mặt là để phát hiện kịp thời bệnh phụ khoa trong thời gian bầu bí. Mọi chỉ số khi thăm khám đều bình thường, chỉ có một vấn đề là thời gian gần đây tôi ra rất nhiều khí hư màu trắng đục, loãng và không có mùi, , cũng không thấy ngứa âm đạo – âm hộ, nhưng thỉnh thoảng lại có vệt máu lẫn trong khí hư. Tôi nghe chị gái nói hiện tượng này là bình thường, bà bầu nào cũng có, nhưng tôi vẫn rất lo lắng, nhất là khi thấy có máu lẫn trong khí hư.”

Ra nhiều khí hư khi mang bầu – Nguyên nhân do đâu?

Về bản chất, khi hư ra nhiều khi mang bầu là hiện tượng mà 100% thai phụ đều có. Nguyên nhân là do:

- Sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai. Ở giai đọan nhạy cảm này, lượng Estrogen sẽ tăng lên cực đại, khiến âm đạo lúc nào cũng tăng tiết dịch vì thế làm cho thai phụ cảm thấy ẩm ướt và khó chịu ở cửa mình.

- Trong suốt thời kỳ mang bầu, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn. Do đó, lượng khí hư sẽ tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào tử cung.

- Càng gần cuối thai kỳ, phần đầu của thai nhi sẽ chèn ép và gây áp lực lên khung xương chậu và gây tăng tiết khí hư. Đôi khi, thai phụ còn cảm thấy vùng kín tiết dịch đột ngột như những cơn tiểu rắt. Những tuần cuối cùng, khí hư còn bao gồm những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu. Dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ.

Thế nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp thai phụ không chỉ ra nhiều khí hư mà còn thấy “vùng kín” ngứa ngáy, phù đỏ, tiểu buốt, tiểu rắt và khí hư có mùi hôi, chất và màu rất bất thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do “vùng kín” của thai phụ bị viêm nhiễm âm đạo do nấm, vi khuẩn, trùng roi, tạp trùng…Hoặc cũng có thể là do bệnh phụ khoa khác, như: viêm phần phụ, tiểu khung, vòi trứng, viêm niệu đạo, viêm âm đạo…gây nên.

Bên cạnh đó, khí hư lẫn máu không chỉ là dấu hiệu cảnh báo thai phụ sắp trở dạ, mà còn là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc sinh non…

Khi hư ra nhiều có nguy hiểm không?

Bản thân hiện tượng khí hư ra nhiều không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi và thai phụ, mà nó chỉ khiến thai phụ cảm thấy khó chịu vì “vùng kín” lúc nào cũng ẩm ướt. Sự nguy hiểm thật sự nằm ở nguyên nhân gây nên hiện tượng này.

Nếu khí hư ra nhiều mà không kèm theo bất cứ triệu chứng bất thường nào ở âm đạo – âm hộ hay có một sự thay đổi nào về màu, chất và mùi thì không gây nguy hiểm gì đến thai phụ và thai nhi. Vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khí hư sinh lý trong thời gian bầu bí có những biểu hiện: Ra nhiều, màu trăng đục hoặc trắng trong, hơi dai (dùng tay có thể kéo ra được), và không có mùi. Khi sắp chuyển dạ sẽ có lẫn máu và đau bụng.

Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể gây nguy hiểm đến thai nhi và thai phụ nếu nó là do những nguyên nhân sau gây nên:

- Viêm nhiễm phụ khoa: Là bệnh mà thai phụ rất hay gặp khi mang bầu. Bởi trong thời gian này, sức đề kháng của thai phụ khá yếu, âm đạo luôn ẩm ướt do khí hư tiết ra nhiều, cộng với việc vệ sinh không được đảm bảo đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và trùng roi xâm nhập và gây viêm nhiễm. Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, thai phụ sẽ có những triệu chứng: Khí hư ra nhiều, màu vàng xanh như mủ hoặc trắng đục như váng sữa, loãng, sủi bọt và âm đạo – âm hộ ngứa, sưng phù và loét đỏ. Nếu không điều trị sớm sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ (bội nhiễm vi khuẩn, viêm màng ối,…) mà còn khiến thai nhi bi viêm nhiễm phụ khoa bẩm sinh, dị tật, phát triển không bình thường, thị giác bị ảnh hưởng…

- Viêm cổ tử cung: Có thể do lậu cầu khuẩn hoặc Chlamydia. Khi mắc bệnh, thai phụ sẽ có triệu chứng: Khí hư ra nhiều có lẫn mủ màu vàng xanh, hôi tanh, tiểu buốt, tiểu rắt…Nếu không điều trị sớm hoặc điều trị không triệt để và đúng phương pháp sẽ khiến thai nhi bị lây bệnh Lậu hoặc bị mù, tim mạch, viêm phổi…thai phụ có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai ngoài tử cung, hoặc băng huyết…

- Bệnh lý tử cung: U xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường Estrogen…Triệu chứng phổ biến là: Khí hư ra nhiều, trắng trong, loãng như nước và không hôi. Nếu dạng khí hư này có vệt máu thì thai phụ không nên bỏ qua bệnh ung thư cổ tử cung, tử cung. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, thai phụ sẽ có nguy cơ sảy thai, vô sinh – hiếm muộn ở lần mang thai tiếp theo, thai nhi chết lưu hoặc di tật, tim mạch hoặc ung thư bẩm sinh…

Điều trị và khắc phục hiện tượng khí hư ra nhiều

Các điều trị tốt nhất là khi có hiện tượng khí hư ra nhiều, kèm theo những bất thường ở âm đạo – âm hộ, thay đổi cả về chất, màu và mùi, nhất là có lẫn máu, đau bụng,…thì thai phụ phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, thì mới có phương pháp điều trị kịp thời chính xác. Đặc biệt lưu ý, trong quá trình điều trị thai phụ phải cho bắc sĩ biết tiền sử bệnh lý của mình, và phải tuyệt đối tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ, không bỏ ngang, không sử dụng thuốc ngoài đơn.

Khí hư ra nhiều trong thời gian bầu bí khắc phục dễ hơn điều trị. Thai phụ nên:

- Vệ sinh vùng kín, thay quần lót khoảng 2 lần/ngày. Tránh những loại quần lót bằng chất liệu nylon, bó khít cơ thể và ẩm ướt. Nên chọn chất liệu cotton hoặc sợi thiên nhiên, thoáng mát và thấm hút tốt.

- Tránh việc thụt rửa âm đạo quá mức: hành vi này sẽ khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Thậm chí hành động này còn dễ tác động đến cổ tử cung và gây nguy hiểm cho thai nhi. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh hoặc các loại thuốc.

Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về hiện tượng ra nhiều khí hư khi mang bầu. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline 0386977199 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Hoặc đến khám và điều trị tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần chúng tôi.

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Những điều cần biết về khí hư
Những điều cần biết về...
Khí hư là dịch không có máu chảy ra từ cơ quan sinh dục: trong cổ tử...
Khí hư bất thường là biểu hiện của bệnh gì?
Khí hư bất thường là...
Khí hư nhiều là một triệu chứng cho thấy bài tiết âm đạo tăng,...
Khí hư
Khí hư
"Khí hư" là "chất khí bị hư"? Đây là băn khoăn của không ít bạn...
Khí hư bình thường
Khí hư bình thường
Khí hư là một dịch màu trắng dạng nhầy chảy ra từ trong âm đạo....
Khí hư có mùi hôi
Khí hư có mùi hôi
Khí hư có mùi hôi: Khi khí hư  khỏe mạnh, nó sẽ phát huy tối đa...
Khí hư có mùi tanh
Khí hư có mùi tanh
Khí hư có mùi tanh hoặc mùi hôi ở phụ nữ có thể là do bị viêm...