Nguyên Nhân Gây Đau Bụng Kinh

Lượt xem: 8567
Đánh giá :
Điểm trung bình: 3.8 / 10 ( 101 lượt đánh giá )

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau, tùy theo cơ địa mỗi người. Đau bụng kinh có nhiều mức độ, nhẹ thì chỉ là cảm giác đau bên ngoài khung xương chậu, đau âm ỉ vùng bụng dưới, lưng và các chi mỏi mệt; nặng có thể quặn đau dữ dội kèm chứng đau đầu, mất ngủ, buồn nôn.

dau-bung-kinh-kho-chiu

Nguyên nhân đau bụng kinh:
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh, các nguyên nhân này cũng có thể khác nhau đối với mỗi chị em. Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu trứng không gặp tinh trùng để thụ tinh, nó sẽ bị đẩy ra ngoài cơ thể cùng với lớp lót niêm mạc tử cung. Để đẩy được lớp niêm mạc ra ngoài, tử cung phải co thắt, do đó, lưu lượng máu đến niêm mạc tử cung giảm. Sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.

Nguyên nhân chính gây đau bụng kinh là do sự giải phóng hoóc môn prostaglandin. Loại hoóc môn đặc biệt này khiến co bóp cổ tử cung trong suốt chu kì, đó cũng là lý do vì sao đôi lúc cơn đau bụng kinh đôi lúc có những đặc điểm tương đồng với cơn chuột rút. Không những vậy, prostaglandin còn khiến các mạch máu cung cấp máu cho cổ tử cung co bóp, dẫn đến cơn đau. Những bạn gái đau bụng kinh dữ dội có lượng hoóc môn prostaglandin tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến cổ tử cung và các mạch máu co bóp mạnh hơn.
Ngoài ra, trong kì kinh nguyệt, hoạt chất leukotrienes cũng tăng lên. Đây cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh mà nhiều chị em gặp phải.

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại, đau bụng nguyên phát và thứ phát.
-Đau bụng kinh nguyên phát sau khi chu kì kinh nguyệt đã ổn định mà bạn vẫn bị đau thì được gọi là đau bụng kinh thứ phát. Hiện tượng này gặp ở bạn gái mới tuổi dạy thì và kéo dài 3 năm, thường chỉ do hoóc môn, hoặc do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, không có nguyên nhân đặc biệt.
-Đau bụng kinh thứ phát có thể do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung hay nhiễm trung vùng hậu, lỗ màng trinh quá nhỏ, vệ sinh kém dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra những tác động tâm lý như một số chị em quá mẫn cảm với cảm giác đau, vận động quá mạnh hoặc bị lạnh, hoặc do cổ tử cung cấu tạo quá hẹp.

Những mẹo chữa đơn giản:
-Nước ấm:
Với những bạn gái chỉ đau bụng nhẹ âm ỉ, một chai nước ấm chườm ở vùng bụng dưới hoặc ngâm mình trong nước nóng. Cơn đau bụng sẽ không kéo dài, nhưng bạn cũng cần cẩn thận không dùng nước quá nóng có thể gây bỏng. Tắm nước nóng bằng vòi hoa sen cũng là một giải pháp tốt. Các bạn cũng nên chú ý uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau.
-Vận động nhẹ nhàng:
Trong suốt chu kì, các chị em cần tránh vận động mạnh, chỉ nên đi bộ hoặc tập luyện nhẹ nhàng. Ngoài ra cần tránh xúc động mạnh, suy nghĩ nhiều, stress, một tâm hồn thư thái sẽ khiến cownd đau qua đi nhanh chóng.
-Chế độ ăn uống
Hạn chế ăn các đồ cay nóng có thể gây táo bón khiến cơn đau bụng kinh dai dẳng hơn. Tránh ăn nhiều tinh bột, thay vào đó là rau, trái cây và cá. Cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, đặc biệt nên uống vitamin E 2 ngày trước kì kinh. Các chị em cũng nên tránh các đồ uống có ga, cà phê vì có thể gây khó chịu, bồn chồn.

Còn nếu thấy quá đau bụng, đau bụng kéo dài không chịu được hoặc đau thất thường thì bạn nên đến Phòng Khám Hưng Thịnh để được bác sĩ phụ khoa khám, xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Những biểu hiện thường gặp trong thời kỳ hành kinh
Những biểu hiện thường...
Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cho biết kinh nguyệt là...
Những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều
Những nguyên nhân dẫn đến...
Kinh nguyệt không đều là tình trạng thay đổi chu kỳ, màu sắc,...
Kinh nguyệt
Kinh nguyệt
Kinh nguyệt là sự kiện sau cùng của một chuỗi dài những diễn biến...
Cách phòng bệnh kinh nguyệt không đều
Cách phòng bệnh kinh nguyệt...
Kinh nguyệt không đều - một số nguyên nhân và cách phòng bệnh...
Màu kinh nguyệt
Màu kinh nguyệt
Màu kinh nguyệt: Kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật,...
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt bình...
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường: Câu hỏi của hầu hết chị em đặt ra...