Đau bụng kinh

Lượt xem: 7337
Đánh giá :
Điểm trung bình: 4.9 / 10 ( 106 lượt đánh giá )

Hiện tượng đau bụng kinh xuất hiện một thời gian ngắn trước kỳ kinh, trong ngày hành kinh đầu tiên hoặc trong suốt những ngày có kinh nguyệt. Những cơn đau bụng sẽ kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí 1 - 2 ngày và thường xảy ra ở vùng bụng dưới và thắt lưng. 50% phụ nữ có một hoặc nhiều triệu chứng kèm theo đau bụng kinh như: Buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần…Nếu đau nhiều, chị em sẽ toát mồ hôi, mặt mũi tái nhợt, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết…

Đau bụng kinh

Sau khi người phụ nữ kết hôn, sinh nở hoặc tiền mãn kinh, chứng đau bụng hành kinh có thể tự nhiên giảm đi hoặc mất hẳn.

Đau bụng kinh không chỉ gây nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý, chất lượng cuộc sống, công việc của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thiên chức làm mẹ của chị em. Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ đau, chứng bệnh này được phân ra làm 2 dạng: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Mỗi dạng có những nguyên nhân và triệu chứng, biểu hiện khác nhau.

Đau bụng kinh nguyên phát

Hay còn được gọi là đau bụng kinh cơ năng, là cảm giác đau tức hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới trước kỳ kinh khoảng 1 – 2 ngày, kèm theo những triệu chứng như căng tức ngực, mọc mụn, đau đầu, tiêu chảy, tiểu nhiều…Đa số phụ nữ có kinh nguyệt trong độ tuổi dậy thì và sinh sản đều bị đau bụng kinh nguyên phát.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát có thể giải thích như sau:

- Sự co thắt quá độ của cơ tử cung: Để tống được máu kinh ra ngoài, cơ tử cung phải co bóp. Áp lực co bóp của cơ tử cung ở người đau bụng hành kinh và người bình thường về cơ bản là giống nhau. Nhưng ở người bị đau bụng kinh, sự co bóp cơ tử cung duy trì trong thời gian khá dài và siết chặt mạch máu tử cung làm cho các tổ chức thiếu oxy vì không đủ máu nuôi. Từ đó gây ra những cơn đau bụng kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh.

- Khi cơ tử cung co bóp để tống máu kinh ra ngoài, nó sẽ tiết ra một chất gọi là Prostaglandin (PG). Đây chính là nguyên nhân làm co thắt cơ tử cung và gây đau bụng kinh. Tuy nhiên, tỷ lệ PGF2a/PGE2 ở mỗi người mỗi khác, nên có người đau nhiều có người lại đau ít.

Đau bụng kinh thứ phát

Hay còn gọi là đau bụng kinh thực thể, chủ yếu là do bệnh lý gây nên. Những người phụ nữ bị đau bụng kinh thứ phát thường có những triệu chứng như: Đau bụng dữ dội, buồn nôn, ớn lạnh, chuột rút kinh nguyệt, thiếu máu, tụt huyết áp, nôn mửa…

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát thường là do bệnh lý, mà chủ yếu là lạc nội mạc tử cung, chít hẹp lỗ tử cung, viêm dính nội mạc tử cung, hội chứng u nang buồng trứng…

Lạc nội mạc tử cung: Được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây chứng đau bụng kinh ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra chảy ngược trở lại ống dẫn trứng, rồi thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" cắm chốt tại những khu vực này cũng to ra, trương lên và chứa đầy máu. Rồi khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra. Bạn thấy đau bụng kinh khi hành kinh là vì vậy.

Lạc màng trong tử cung: Là chứng bệnh phụ khoa phổ biến ở 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Cũng giống như lạc nội mạc tử cung, lạc màng trong tử cung là do máu kinh có lẫn một số mảnh lót màng bị chảy ngược và dính vào các cơ quan trong khoang chậu, chẳng hạn như buồng trứng và ruột già. Tại đây chứng sẽ phát triển thành mô màng tử cung và bám vào thành cơ của tử cung. Khi cơ tử cung co thắt chúng cũng co thắt theo và siết chặt lấy mạch máu tử cung, khiến cho máu thiếu oxi và dẫn tới những cơn đau bụng khi hành kinh.

Cổ tử cung chít hẹp: Ở một số phụ nữ, cổ tử cung có thể quá nhỏ, từ đó gây cản trở dòng chảy của máu kinh, thậm chí khiến máu kinh bị ứ đọng và gia tăng áp lực trong tử cung. Vì vậy mà gây đau đớn, dễ bị viêm tử cung.

U xơ tử cung. Những khối u không phải ung thư và tăng trưởng trong thành của tử cung là một trong những nguyên nhân gây đạu bụng kinh. Bởi khi phát triển tại thành tử cung, chúng sẽ đè nén và gây áp lực lên các cơ tử cung, khiến chúng gặp nhiều khó khăn khi co bóp để tống máu kinh ra ngoài.

Để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát, người bệnh cần đi khám phụ khoa, siêu âm, soi ổ bụng, soi buồng tử cung, chụp cộng hưởng từ MRI và làm xét nghiệm PAP.

Điều trị và phòng tránh đau bụng kinh

Đau bụng kinh không có một pháp đồ điều trị chung cho tất cả mọi người. Tùy vào nguyên nhân, mức độ đau và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau.

Nếu cơn đau bụng kinh nhẹ và khỏi sau một vài giờ thì người bệnh có thể uống thuốc giảm đau, chườm nóng, xoa bóp, ăn và uống những thực phẩm có tính ấm, chua, nhiều vitamin A, C và caxi, hoặc tập những bài tập yoga nhẹ nhành dành riêng cho đau bụng kinh…

Nếu cơn đau bụng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người bệnh thì nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, nhất là đau bụng kinh thứ phát.

Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về chứng đau bụng kinh. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline 0386977199 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Hoặc đến khám và điều trị tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần chúng tôi.

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Những biểu hiện thường gặp trong thời kỳ hành kinh
Những biểu hiện thường...
Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cho biết kinh nguyệt là...
Những nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều
Những nguyên nhân dẫn đến...
Kinh nguyệt không đều là tình trạng thay đổi chu kỳ, màu sắc,...
Kinh nguyệt
Kinh nguyệt
Kinh nguyệt là sự kiện sau cùng của một chuỗi dài những diễn biến...
Cách phòng bệnh kinh nguyệt không đều
Cách phòng bệnh kinh nguyệt...
Kinh nguyệt không đều - một số nguyên nhân và cách phòng bệnh...
Màu kinh nguyệt
Màu kinh nguyệt
Màu kinh nguyệt: Kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật,...
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt bình...
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường: Câu hỏi của hầu hết chị em đặt ra...