Kiểm tra trước khi mang thai
Kiểm tra trước khi mang thai
Chìa khóa
sinh được em bé khỏe mạnh
KIỂM TRA TIỀN HÔN NHÂN KHÔNG THỂ COI NHƯ KIỂM TRA TRƯỚC KHI MANG THAI
KIỂM TRA TIỀN HÔN NHÂN KHÔNG THỂ COI NHƯ KIỂM TRA TRƯỚC KHI MANG THAI
ĐỂ CÓ BÀO THAI KHỎE- EM BÉ KHỎE MẠNH- CHUYÊN GIA KHUYÊN CHỊ EM KHÔNG NÊN CHO RẰNG ĐÃ LÀM KIỂM TRA TRƯỚC HÔN NHÂN NÊN KHÔNG CẦN KIỂM TRA LẠI TRƯỚC KHI CÓ THAI NỮA- ĐÂY LÀ QUAN ĐIỂM CHƯA ĐÚNG!
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KIỂM TRA SỨC KHỎE TRƯỚC KHI MANG THAI
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CẦN THIẾT KIỂM TRA TRƯỚC KHI MANG THAI

Để cho ra đời những đứa trẻ thông minh khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là các bà mẹ phải được chăm sóc sức khỏe liên tục từ khi có ý định mang thai cho đến khi em bé được sinh ra. Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là cách chủ động phòng tránh những rủi ro trong thai kì và cho trẻ sơ sinh như tử vong và bệnh tật.

ĐI KHÁM SỨC KHỎE TRƯỚC KHI MANG THAI VÀO THỜI GIAN NÀO LÀ TỐT NHẤT?

Chuyên gia khuyên cặp vợ chồng nên cùng tiến hành kiểm tra cùng nhau. Với phụ nữ thời gian kiểm tra tốt nhất là sau khi sạch kinh từ 3- 7 ngày và không quan hệ tình dục. Trước khi có thai từ 3 - 6 tháng chị em cần đi tiêm phòng đầy đủ. Một khi phát hiện có vấn đề gì đó trước khi mang thai, có thể tiến hành tích cực điều trị. Vì vậy thời điểm lý tưởng để bạn đi khám sức khỏe trước khi mang thai là 3 – 6 tháng.

Thời gian tốt nhất để tiền mang thai
ĐỐI VỚI NỮ

ĐỐI VỚI NỮ: kiểm tra vào thời điểm sạch kinh sau 3- 7 ngày. Đi kiểm tra vào buổi sáng, không ăn, không uống, để bụng rỗng vì có một số hạng mục kiểm tra yêu cầu như vậy. đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng, lấy mẫu sạch sẽ cho vào lọ thủy tinh làm xét nghiệm.

ĐỐI VỚI NAM

ĐỐI VỚI NAM: trước khi kiểm tra 3 ngày không được quan hệ với vợ.

THỐNG KÊ CÁC NGUYÊN NHÂN SINH CON KHÔNG KHỎE MẠNH
THỐNG KÊ CÁC NGUYÊN NHÂN SINH CON KHÔNG KHỎE MẠNH
CÁC HẠNG MỤC CẦN KIỂM TRA TRƯỚC KHI MANG THAI
  • KIỂM TRA MÁU

    KIỂM TRA MÁU: Sớm phát hiện bệnh thiếu máu, các bệnh di truyền về máu. Với người mẹ khi mắc bệnh thiếu máu, không những dễ phát sinh nguy cơ chảy máu sau khi sinh, còn dễ mắc bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, sức đề kháng yếu, phát triển chậm.

  • KIỂM TRA NƯỚC TIỂU

    KIỂM TRA NƯỚC TIỂU: Trợ giúp việc phát hiện sớm các bệnh về tim thận. Nếu bà mẹ bị mắc các bệnh về Tim – Thận sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

  • KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN

    KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN: Kiểm tra các bệnh viêm gan, chẩn đoán gan bị tổn thương. Nếu như người mẹ mắc bệnh viêm gan, nếu không phát hiện sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như: gây sinh non, thậm chí trẻ bị tử vong. Virut viêm gan còn lây truyền sang cho trẻ.

  • LÀM KIỂM TRA CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM

    LÀM KIỂM TRA CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM: (TV- HIV – Viêm gan C,B,D) nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, gây sảy thai, sinh non, dị tật,...

  • KIỂM TRA PHỤ KHOA

    KIỂM TRA PHỤ KHOA: Kinh nguyệt không đều, kiểm tra buông trứng. Nếu kiểm tra phát hiện u nang buồng trứng, dù là lành tính tuy nhiên sau khi mang thai, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tử cung, gây ra nguy cơ xảy thai.

  • KIỂM TRA KHÍ HƯ

    KIỂM TRA KHÍ HƯ: Nhằm phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo và các bệnh lây qua đường tình dục khác.

  • KIỂM TRA NHIỄM SẮC THỂ

    KIỂM TRA NHIỄM SẮC THỂ: Xét nghiệm này thích hợp cho cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền.

  • KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT

    KIỂM TRA SỨC KHỎE TỔNG QUÁT: Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ các cơ quan đồng thời làm các xét nghiệm để phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai.

DMCA.com Protection Status Bản quyền thuộc về phòng khám đa khoa Thành Đức 2017